Chủ Nhật, 30 tháng 3, 2008

PHẤN ĐẤU KIỀM CHẾ LẠM PHÁT, ỔN ĐỊNH KINH TẾ VĨ MÔ, BẢO ĐẢM AN SINH XÃ HỘI VÀ TĂNG TRƯỞNG BỀN VỮNG

Đây là một bài viết khá chi tiết và toàn diện (so với trước đây). Những điểm đáng chú ý như sau:

- lần đầu tiên CP đặt mục tiêu kiểm sóat lạm phát trên tăng trưởng và sẵn sàng hi sinh tăng trưởng để kiềm chế lạm phát.
- Điểm tập trung về cs vẫn là cs tiền tệ thắt chặt, kiểm sóat tăng trưởng tín dụng. -> sẽ ảnh hưởng đến các ngân hàng và doanh nghiệp nói chung.
- Chính sách tỷ giá linh họat … nhưng có vẻ nghiêng về sự mạnh lên của VND ở mức vừa phải và bảo đảm thanh khỏan của usdvnd.

Chúng ta hãy chờ những bước thực hiện của SBV trong thời gian tới như thế nào … nhưng dấu hiện đánh mừng là các vấn đề về lạm phát đã được nhìn nhận một cách toàn diện hơn rất nhiều so với trước đây.

********************************
http://vietnamnet.vn/chinhtri/2008/03/775841/

PHẤN ĐẤU KIỀM CHẾ LẠM PHÁT, ỔN ĐỊNH KINH TẾ VĨ MÔ, BẢO ĐẢM AN SINH XÃ HỘI VÀ TĂNG TRƯỞNG BỀN VỮNG

Nguyễn Tấn Dũng, Ủy viên Bộ Chính trị
Thủ tướng Chính phủ
I

Đất nước ta bước vào thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2008 trong bối cảnh kinh tế thế giới có nhiều biến động phức tạp và rất khó lường. Kinh tế Mỹ suy giảm nghiêm trọng: GDP quý IV năm 2007 chỉ tăng 0,6%, thấp hơn rất nhiều so với các quý trước đó. Theo nhiều dự báo, kinh tế Mỹ cả năm 2008 chỉ tăng 1,5%. Thậm chí, có những nhận định cho rằng, kinh tế Mỹ đã bước vào giai đoạn suy thoái. Đồng Đôla Mỹ (USD) giảm giá so với nhiều đồng tiền khác, giá cả của hầu hết các mặt hàng trên thị trường thế giới tăng cao[1], sự suy giảm của kinh tế Mỹ, nền kinh tế chiếm khoảng 25% tổng GDP toàn cầu và trên 15% tổng giá trị nhập khẩu hàng hoá thế giới, đã tác động mạnh và kéo theo sự suy giảm của nhiều nền kinh tế. Giá tăng cao ở hầu hết các nước, kể cả ở các nước có nền kinh tế mạnh và đã duy trì được mức giá thấp trong nhiều năm[2]. Nhiều quốc gia đã phải điều chỉnh giảm mục tiêu tăng trưởng từ 1 đến 2%[3]. Nếu kinh tế Mỹ rơi vào chu kỳ suy thoái, tình hình có thể còn phức tạp hơn.

Đến nay, kinh tế nước ta đã hội nhập sâu, rộng vào nền kinh tế thế giới, độ mở của nền kinh tế là rất lớn với tổng kim ngạch xuất - nhập khẩu tương đương khoảng 160% GDP, trong đó, nhập khẩu gần 90% GDP, thì những biến động bất lợi ngoài tầm dự đoán như vừa qua của kinh tế toàn cầu và giá cả thị trường thế giới đã tác động tiêu cực đến tăng trưởng và đến mặt bằng giá trong nước với mức độ mạnh hơn nhiều so với trước đây và so với nhiều nước khác.

Trong nước, hai năm 2006 - 2007, thiên tai, dịch bệnh gây thiệt hại rất nặng nề (thiệt hại kinh tế khoảng 33.600 tỷ đồng) chưa được khắc phục thì đầu năm nay, đợt rét đậm, rét hại lịch sử kéo dài ở miền Bắc và Bắc Trung bộ đã gây tổn thất lớn về vật chất cho nhân dân và tác động bất lợi đến sản xuất nông nghiệp[4].

Bối cảnh quốc tế, trong nước nêu trên đã làm cho những yếu kém của nền kinh tế và trong cơ cấu kinh tế của nước ta bộc lộ sâu sắc hơn trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, tạo ra những thách thức gay gắt cho việc quản lý và điều hành phát triển kinh tế. Trước tình hình này, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân và cộng đồng doanh nghiệp nước ta đã nỗ lực phấn đấu, phát huy mọi tiềm năng lợi thế, đối phó và vượt qua những khó khăn thách thức, giữ vững ổn định chính trị - xã hội, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, tạo ra những cơ sở để tăng trưởng cao trong trung và dài hạn, đã duy trì được tốc độ tăng trưởng GDP trong quý I đạt 7,4%. Đây là những cố gắng lớn của cả nước.

Tuy nhiên, do những tác động của kinh tế thế giới và những bất cập, yếu kém trong quản lý, điều hành kết hợp với các nguyên nhân nội sinh từ nền kinh tế đã làm cho tình hình kinh tế quý I năm 2008 có những diễn biến bất lợi như: Lạm phát cao, giá tiêu dùng tháng 3 đã tăng 9,19% so với tháng 12 năm 2007; nhập khẩu tăng mạnh, chênh lệch xuất - nhập khẩu lên tới hơn 7 tỷ USD và bằng 56,5% kim ngạch xuất khẩu. Tình hình đó đã ảnh hưởng tiêu cực đến phát triển sản xuất và đời sống của các tầng lớp nhân dân, nhất là những người làm công ăn lương và người nghèo, đe doạ đến ổn định vĩ mô, tác động không thuận đến môi trường đầu tư, kinh doanh.

II

Trong phiên họp thường kỳ cuối tháng 3 năm 2008, qua thảo luận nghiêm túc và cân nhắc thận trọng trên các mặt, Chính phủ đã thống nhất xác định nhiệm vụ trọng tâm trong tình hình hiện nay là: Phấn đấu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội và tăng trưởng bền vững. Trong đó, kiềm chế lạm phát là mục tiêu ưu tiên hàng đầu. Bởi lẽ, nếu không kiềm chế được lạm phát, chẳng những sẽ ảnh hưởng đến phát triển sản xuất và đời sống của nhân dân, đến ổn định kinh tế vĩ mô mà còn ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế trong trung và dài hạn, việc làm cũng giảm sút, môi trường đầu tư kinh doanh cũng sẽ trở nên xấu hơn. Nói kiềm chế lạm phát là mục tiêu ưu tiên hàng đầu, có nghĩa là không chạy theo chỉ tiêu tăng trưởng đã đặt ra từ cuối năm 2007 mà phải tập trung sức để kiềm chế bằng được lạm phát, phấn đấu bảo đảm tốc độ tăng giá giảm dần. Theo tinh thần đó, Chính phủ dự kiến sẽ trình Quốc hội xem xét giảm chỉ tiêu tăng trưởng và điều chỉnh lại chỉ tiêu lạm phát cho phù họp với tình hình thực tế. Sự điều chỉnh này là cần thiết nhằm hướng các giải pháp vào mục tiêu ưu tiên hàng đầu, bảo đảm tiền đề cho tăng trưởng cao và bền vững những năm tiếp theo. Chính phủ đã và đang tập trung chỉ đạo điều hành để thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm và mục tiêu ưu tiên hàng đầu này.

Chính phủ đã thống nhất nhiệm vụ trọng tâm trong tình hình hiện nay là Phấn đấu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội và tăng trưởng bền vững.

Để đạt được những nhiệm vụ và mục tiêu nêu trên, Chính phủ đã thống nhất chỉ đạo thực hiện quyết liệt và đồng bộ các giải pháp chủ yếu sau đây:

Một là, thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt. Cho dù do nhiều nguyên nhân, nhưng lạm phát luôn có nguyên nhân tiền tệ. Mức cung tiền trong lưu thông và dư nợ tín dụng tăng liên tục từ năm 2004 qua các năm và tăng cao trong năm 2007 là nguyên nhân quan trọng gây lạm phát. Nhận thức được tình hình đó, Chính phủ chủ trương kiểm soát chặt chẽ tổng phương tiện thanh toán và tổng dư nợ tín dụng ngay từ đầu năm. Ngân hàng nhà nước, thông qua việc chủ động, linh hoạt sử dụng hợp lý các công cụ chính sách tiền tệ theo nguyên tắc thị trường để thực hiện bằng được yêu cầu này. Điều cần nhấn mạnh là trong khi kiên quyết thắt chặt tiền tệ, cần bảo đảm tính thanh khoản của nền kinh tế và hoạt động của các ngân hàng, tổ chức tín dụng, tạo điều kiện cho sản xuất hàng hoá và xuất khẩu phát triển.

Hai là, cắt giảm đầu tư công và chi phí thường xuyên của các cơ quan sử dụng ngân sách, kiểm soát chặt chẽ đầu tư của các doanh nghiệp nhà nước, cố gắng giảm tỷ lệ thâm hụt ngân sách. Đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước và đầu tư của doanh nghiệp nhà nước hiện chiếm khoảng 45% tổng đầu tư xã hội. Cắt giảm nguồn đầu tư này sẽ làm giảm áp lực về cầu, giảm nhập siêu, góp phần nâng cao hiệu quả của nền kinh tế. Chính phủ sẽ quy định cụ thể tỷ lệ vốn đầu tư và chi phí hành chính phải cắt giảm và yêu cầu các Bộ, địa phương xác định các công trình kém hiệu quả, các công trình chưa thực sự cần thiết để có sự điều chỉnh thích hợp. Điều này sẽ được thực hiện một cách kiên quyết ngay trong việc phân bổ lại và cân đối nguồn vốn. Cũng trên tinh thần đó, Chính phủ yêu cầu các Bộ trưởng, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố với tư cách là đại diện chủ sở hữu nhà nước, rà soát chặt chẽ các hạng mục đầu tư của doanh nghiệp nhà nước, kiên quyết cắt bỏ các công trình đầu tư kém hiệu quả. Đồng thời, tạo điều kiện và tập trung vốn cho những công trình sắp hoàn thành, những công trình đầu tư sản xuất hàng hoá thuộc mọi thành phần kinh tế đẩy nhanh tiến độ, sớm đưa vào sản xuất.

Ba là, tập trung sức phát triển sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, khắc phục nhanh hậu quả của thời tiết và dịch bệnh để tăng sản lượng lương thực, thực phẩm. Hiện nay, tiềm năng tăng trưởng của nước ta còn rất lớn, nhất là khi Việt Nam đã là thành viên đầy đủ của Tổ chức Thương mại thế giới, đầu tư nước ngoài và đầu tư tư nhân tăng mạnh, thị trường xuất khẩu được mở rộng, vì vậy, phát triển sản xuất là giải pháp gốc, tạo hiệu quả nhiều mặt, vừa tăng nguồn cung cho thị trường trong nước và xuất khẩu, góp phần kiềm chế lạm phát, giảm nhập siêu, vừa thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, lại không gây phản ứng phụ. Để thực hiện yêu cầu này, Chính phủ đã giao nhiệm vụ cho các Bộ trưởng, Chủ tịch UBND các tỉnh và thành phố chỉ đạo quyết liệt, kịp thời tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc về vốn, về thị trường, về thủ tục hành chính, thúc đẩy sản xuất phát triển.

Bốn là, bảo đảm cân đối cung cầu về hàng hoá, đẩy mạnh xuất khẩu, giảm nhập siêu. Cân đối cung cầu về hàng hoá, nhất là các mặt hàng thiết yếu cho sản xuất và đời sống nhân dân là tiền đề quyết định để không gây ra đột biến về giá, ngăn chặn đầu cơ. Thủ tướng Chính phủ, các Bộ trưởng đã và sẽ tiếp tục làm việc với các Hiệp hội ngành hàng, các doanh nghiệp kinh doanh các mặt hàng thiết yếu, như: lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, xăng dầu, sắt thép, vật liệu xây dựng, phân bón... giao nhiêm vụ cho các đơn vị này phải bảo đảm nguồn hàng, đồng thời có trách nhiệm cùng Chính phủ kiềm giữ giá cả.

Trong khi kiên trì chủ trương thực hiện cơ chế giá thị trường, xoá bỏ bao cấp qua giá, nhưng trong tình hình hiện nay, mặc dầu giá thế giới tăng cao, Chính phủ đã quyết định: từ nay cho đến hết tháng 6, chưa tăng giá điện, giá than, giá xăng dầu; giữ ổn định giá ximăng, phân bón, nước sạch, thuốc bệnh, vé máy bay, tàu hoả; giao Bộ Tài chính rà soát để cắt, giảm các loại phí thu từ nông dân...

Để bảo đảm nguồn cung trên thị trường nội địa, giữ vững an ninh lương thực và kiềm chế sự tăng giá quá mức của nhóm hàng này, Chính phủ quy định lượng xuất khẩu gạo năm nay ở mức 4 triệu tấn và từ nay đến hết quý 3 không quá 3,2 triệu tấn. Chính phủ cũng đã giao Bộ Tài chính đề xuất phương án nâng thuế xuất khẩu than, dầu thô và nghiên cứu khả năng áp dụng thuế xuất khẩu gạo.

Trong điều kiện đồng Đôla Mỹ giảm giá so với đồng tiền các nước là thị trường xuất khẩu lớn của nước ta, việc neo giữ quá lâu tỷ giá hối đoái giữa đồng tiền Việt Nam và đồng Đôla Mỹ không phản ánh đúng quan hệ thực trên thị trường ngoại tệ. Vì vậy, Chính phủ chủ trương áp dụng tỷ giá linh hoạt với biên độ thích hợp, phản ánh quan hệ cung cầu trên thị trường, giúp cho việc kiềm chế lạm phát nhưng không ảnh hưởng lớn đến xuất khẩu, bảo đảm việc mua bán, chuyển đổi ngoại tệ diễn ra thuận lợi.

Cán cân thương mại là một chỉ tiêu vĩ mô rất quan trọng. Nhập siêu tăng trong năm 2007 và tăng cao hơn trong quý 1 năm nay, đã đe doạ đến cân đối vĩ mô, đòi hỏi phải áp dụng các biện pháp kiên quyết để hạn chế tình trạng này trên cơ sở đẩy mạnh xuất khẩu, kiểm soát nhập khẩu. Để làm việc này, Chính phủ đang chỉ đạo quyết liệt thực hiện nhiều giải pháp: Ngân hàng Nhà nước bảo đảm đủ vốn và mua hết ngoại tệ cho các doanh nghiệp làm hàng xuất khẩu, xử lý ngay các ách tắc về tín dụng xuất khẩu cho từng trường hợp cụ thể; tăng cường hỗ trợ công tác xúc tiến thương mại đối với hàng xuất khẩu; cải cách mạnh thủ tục hành chính liên quan đến hoạt động xuất khẩu để giảm chi phí cho doanh nghiệp, góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng xuất khẩu Việt Nam đi đôi với việc áp dụng các hàng rào kỹ thuật và các biện pháp khác phù hợp với các cam kết quốc tế của nước ta để giảm nhập siêu, kể cả việc tăng thuế nhập khẩu những mặt hàng không thiết yếu.

Năm là, triệt để tiết kiệm trong sản xuất và tiêu dùng. Hiện nay, tình trạng lãng phí trong sản xuất và tiêu dùng diễn ra khá phổ biến ở các cơ quan, đơn vị. Tiềm năng tiết kiệm trong sản xuất và tiêu dùng là rất lớn. Vì vậy, Chính phủ yêu cầu các cơ quan nhà nước cắt giảm 10% chi tiêu hành chính, các doanh nghiệp phải rà soát tất cả các khoản chi nhằm hạ giá thành và phí lưu thông. Chính phủ kêu gọi mọi người, mọi nhà triệt để tiết kiệm tiêu dùng, nhất là nhiên liệu, năng lượng. Đây là giải pháp vừa có tác dụng giảm sức ép về cầu, giảm nhập siêu, vừa góp phần nâng cao hiệu quả của cả nền sản xuất xã hội.

Sáu là, tăng cường công tác quản lý thị trường, kiểm soát việc chấp hành pháp luật nhà nước về giá. Kiên quyết không để xảy ra tình trạng lạm dụng các biến động trên thị trường để đầu cơ, nâng giá, nhất là các mặt hàng thiết yếu cho sản xuất và tiêu dùng, như: xăng dầu, sắt thép, xi măng, thuốc chữa bệnh, lương thực, thực phẩm…; ngăn chặn tình trạng buôn lậu qua biên giới, đặc biệt là buôn lậu xăng dầu, khoáng sản. Các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế phải thường xuyên kiểm tra giá bán tại các mạng lưới bán lẻ và các đại lý bán lẻ của doanh nghiệp mình. Chính phủ đã chỉ đạo các Tổng công ty nhà nước phải gương mẫu đi đầu trong việc thực hiện yêu cầu này và chịu trách nhiệm trước Chính phủ về hoạt động của hệ thống bán lẻ và đại lý bán lẻ của doanh nghiệp. Chính phủ cũng yêu cầu các Hiệp hội ngành hàng tham gia tích cực, ủng hộ các chủ trương và giải pháp bình ổn thị trường, giá cả.

Bảy là, mở rộng việc thực hiện các chính sách về an sinh xã hội.

Trước tình hình giá cả tăng cao, ảnh hưởng đến đời sống của nhân dân, nhất là vùng nghèo, hộ nghèo, vùng bị thiên tai, người lao động có thu nhập thấp, Chính phủ đã chủ trương mở rộng các chính sách về an sinh xã hội.

Chính phủ đã quyết định tăng 20% mức lương tối thiểu cho những người lao động thuộc khối cơ quan nhà nước, lực lượng vũ trang, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội từ ngày 01 tháng 01 năm 2008. Chính phủ cũng quy định điều chỉnh mức lương tối thiểu theo hướng tăng lên đối với lao động Việt Nam làm việc cho doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế và cá nhân người nước ngoài tại Việt Nam, lao động làm việc ở công ty, doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và các tổ chức khác của Việt Nam có thuê mướn lao động. Riêng với người lao động đã qua học nghề (kể cả lao động do doanh nghiệp tự dạy nghề), mức lương tối thiểu quy định cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng. Ngoài ra, khoảng 1,8 triệu người về hưu và người hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội đã được tăng lương 20%, hơn 1,5 triệu người có công đã được điều chỉnh trợ cấp lên 20% so với mức chuẩn hiện hành.

Credit crisis - what next?

Đây là hiện tượng mà tôi đã đề cập trong bài tỷ giá USDVND. Cuộc khủng hỏang tín dụng đang bước sang giai đoạn thứ 5 là balance sheet scarcity và cuộc tháo chạy của các hedge funds khi các giao dịch của họ hòan tòan dựa trên leverage cho các đối tác cung cấp.

http://files.myopera.com/ptson/files/credit%20crisis%20what%20next.pdf

Đối với VN, chúng ta cần xem hiện nay exposure của các hedge funds tại VN (trên cả equity và fixed income) là bao nhiêu? các giao dịch này chủ yếu sẽ qua các tài khỏan như Citi, HSBC, DB, BNP và SCB.

Đầu tư vàng - cuộc chơi cho nhà đầu tư cá nhân ?

Xin đưa vài lý do để các nhà đầu tư cá nhân chú ý:

- Vàng, cũng như các hàng hóa khác được giao dịch trên các sàn giao dịch (dầu, kim lọai thường vv) thường là sân chơi của các hedge funds, trading house lớn, các ngân hàng trung ương và do đó khối lượng giao dịch và biến động của nó đôi khi đi ra ngòai các quy luật kinh tế thông thường và do đó chúng ta chỉ có thể biết nguyên nhân biến động của nó SAU khi thị trường đã "cao chạy xa bay".
- Kỹ thuật trading của các quỹ, trading house đôi khi chỉ thuần túy chỉ là "flow trading" nhằm đẩy giá chạy để trigger các lệnh stop loss, hoặc các giao dịch giao ngay liên quan đến các doanh mục tự doanh quyền chọn vàng (đặc biệt là các exotic options như KO, Digital options etc), do đó những biến động giá đôi khi rất "kinh khủng" đặc biệt khi các hợp đồng quyền chọn đến hạn.
- Thời gian giao dịch chính (biến động giá chính) là giờ NY. Cũng như đa số các sản phẩm tài chính khác, thì thị trường NY bao giờ cũng có vai trò quyết định trong biến động giá. Mà đây là các thời gian các nhà đầu tư cá nhân trong nước không thể tham gia giao dịch.
- Kinh nghiệm giao dịch cũng là một trong những vấn đề đáng chú ý. Trong những sản phẩm có giá biến động như vàng hiện nay thì kỹ thuật giao dịch chính là biện pháp tự bảo vệ khỏi những thua lỗ không đáng có.

Vài dòng suy nghĩ, hy vọng các nhà đầu tư vàng cá nhân suy nghĩ.

Thứ Sáu, 28 tháng 3, 2008

What happen next ?

Watching gov officials’ speeches, directives from gov etc, I think we see a notable shift in policies recently.
- focus of inflation fighting have shifted more to fiscal spending and fiscal policy instead of 100% focus on monetary few months ago. Series of measures had been taken. Namely: delay px increase on electricity, coal, clean water; recommendation from Industry and Commerce Ministry to have px stabilization funds to support oil & gas companies if crude oil px continue to go up (in fact, instructions from PM is that no more retail px increase on oil & gas products until Jun08); review gov investment projects and will delay projects that are less urgent etc

- Ministries and govi bodies hv to cut regular spending by 10%

- Today, deputy PM admitted that bad time has come and it might take as long as 1yr for VNese economy to revive its glory. GDP growth could be lower than 7.5% in 08 and inflation is here to stay

- PM consider to limit big SOE investment / expansion activities. These SOE can only invest / participate in biz that relate / support their core biz and maximum stake in such investment is 30%. Investment / participate in core biz, they have to hold at least 70% stake. This is aimed to limit these giants to develop itself into “cheabol” type of multi-industries power-houses (however, most of them already have multiple biz lines like real estate, financial services, fund management, securities brokerage etc)

- On monetary policy front, SBV officials tried to calm markets that there are no more tightening till Jun08. Banker Association agree to reduce deposit rate to 11% (from 12% ceiling given by SBV weeks ago), this actually pushed by SBV on back stage of course. There is no surprise if this lvl will be lower soon. Damage of too harsh tightening in Jan and Feb08 on equity markets and banking industry makes everyone to have a more balanced view on this that helps to take pressure off SBV for the time being.

- The only sticky point on monetary policy is 30% credit growth cap imposed recently … should this be done via absolute lvl of (higher) rates so that biz can adjust their biz plan accordingly or a rigid cap of 30% will could lead to certain private companies going belly up just because they no longer have access to bank financing. Big question mark is also on how 30% cap is implemented (30% cap on average or 30% cap on each bank … if the later then it’s not fair for small banks as 5% credit growth of big banks could be well over 30% growth of smaller bank in absolute amt of financing available to borrowers).

So after all this, what are the implications for markets?
- Greater tolerance for a less hawkish monetary policy. With Fed rate cut (and prob more on the table), VND interest rate will likely to come down in medium term (I would say 1m money market rate could range abt 7%).
- A great deal of attention has been switch to performance of equity markets, any negative moves relating to this market can lead to drastic measure to prevent it from happening. Stronger non-resident selling of local asset and repatriate fcy back home could potentially trigger response from gov and regulator. It could be in a form of minimum holding period, approval to repatriate fcy off-shore … actually the equity mrkt band reduction can be viewed as preventive mechanism to avoid massive sale of shares from non-residents. USDVND movement will very much depend on what happen next on this front.

Thứ Năm, 27 tháng 3, 2008

Diễn biến USD/VND trong vài ngày qua.

http://vnguru.blogspot.com/2008/03/tem.html

Tôi đã có nhận định về tỷ giá như trên link trên (bài tiếng Anh) và biến động của USDVND trong tuần này đã cho thấy nỗi lo ngại có thể đã bắt đầu.

Tỷ giá từ giao dịch dưới sàn (15,500 - 600) đã nhanh chóng tăng mạnh và có lúc đã giao dịch trên trần trong vài ngày qua (16,200) và lý do đơn giản là nhu cầu mua USD của các nhà đầu tư ngước ngòai thông qua các ngân hàng lưu ký nước ngòai. Một phần nhu cầu USD đến thì nhu cầu thanh toán các hợp đồng nhập khẩu cuối tháng (tuần thứ 3 mỗi tháng) nhưng phần mua USD của các ngân hàng nươc ngòai mất thật sự đáng lo.

Diễn biến này có thể sẽ bất ngờ với một số người vì thông qua sàn ck vẫn chưa thấy ntd nn bán cổ phiếu ... nhưng thật ra các tài khỏan này đã có số dư vnd khá lớn do đã bán ck rải rác trong thời gian qua + số tiền đã chuyển đổi nhưng chưa đầu tư.

việc chuyển vốn ra thật sự cần phải theo dõi vì có thể sẽ có những ảnh hưởng xấu đến thị trừơng tài chính nói chung trong thời gian tới.

Các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước đầu tư vào các ngành nghề kinh doanh chính không được dưới 70%

Đây là bước đi hết sức đúng đắn của CP đế tránh đầu tư tràn lan, thiếu hiệu quả của các tập đòan kinh tế quốc doanh.
___________________________________________

(26/03/2008-04:25:00 PM)

(Website Chính phủ) - Thủ tướng Chính phủ vừa có ý kiến chỉ đạo về đầu tư kinh doanh đa ngành của các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước.
Theo đó, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Tài chính, trong tháng 4/2008, chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan, trình Thủ tướng Chính phủ dự thảo quy định về việc đầu tư của các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước theo hướng đầu tư vào các ngành nghề kinh doanh chính không thấp hơn 70%; đối với các ngành nghề kinh doanh hỗ trợ khác phải là các ngành nghề liên quan, trên cơ sở điều kiện, lợi thế của ngành nghề kinh doanh chính và không vượt quá 30%.
Văn Hiến
(Nguồn: Công văn 1931/VPCP-QHQT)

Nhận định thị trường CK Việt Nam sau khi thu hẹp biên độ.

Trái với dự đóan của tôi, thị trường đã không có sự tháo chạy vào hôm qua 26mar08. Và hôm nay thị trường dư mua khá nhiều. Cần phải nhìn nhận vấn đề một cách khác quan và quan điểm của tôi như sau:

- sức ép thị trường đi xuống vẫn còn nguyên và có vẻ như các nhà đầu tư đã lạc quan hơi vội vàng. Đây là những yếu tố tiêu cực:
- SBV yêu cầu các ngân hàng ngưng giải chấp các khỏan vay ck. thực ra nh vẫn phải thu hồi nợ vì các khỏan thế chấp đã chạm margin call từ lâu. vậy nếu thị trường không lên nhanh và bền vững thì áp lực này vẫn còn nguyên.
- cung tín dụng đang thu hẹp và hạn chế khả năng tiếp cận vốn của doanh nghiệp. Để duy trì họat động sản sinh lợi nhuận thì các doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn về vốn trong thời gian tới -> kết quả họat động sx kinh doanh không thể tốt như dự đoán.
- các sai phạm trong cty chứng khóan, ai cũng biết, là rất nhiều và nghiêm trọng, theo nhận định của tôi là sau khi thu hẹp biên độ + giảm biến động thị trường thì đây là cơ hội để xử lý các vi phạm này. Do đó không loại trừ lý do các vụ việc này sẽ được xử lý trong 3 đến 6 tháng tới.
-Nếu tính về thanh khỏan thì các khoản đầu tư ck vẫn thanh khoản hơn bđs, do đó không lọai trừ quá trình de-leverage của các đại gia, cá nhân trong thời gian tới sẽ qua ttck nhiều hơn đặc biệt khi lãi vay cá nhân đặc biệt tăng rất cao.

Không phủ nhận các biện pháp bình ổn giá như mua cổ phiếu quỹ của các cty niêm yết, hỗ trợ từ chính phủ sẽ có tác động tích cực nào đó đến thị trường tuy nhiên chúng ta cũng phải nhìn nhận vấn đề từ góc độ tổng quan để tránh những quyết định đầu tư vội vàng.

Thứ Ba, 25 tháng 3, 2008

Insight: The sacrificial lamb of Wall Street

FT.com

Insight: The sacrificial lamb of Wall Street

By Gillian Tett

Published: March 19 2008 18:25 Last updated: March 19 2008 18:25

Back in the days when I was a student of social anthropology, I used tospend time worrying about ritual sacrifice. For a common feature of manycultures is that they mark periods of stress with elaborate ceremoniesaccompanied by sacrifice - be it a tethered goat, hobbled chicken orsomething more gruesome.

The tribal world of Wall Street is no exception. In the last few days,or since the Bear Stearns drama came to a climax, a palpable sense ofrelief has erupted in major equity markets.

There are all manner of fundamental reasons for this mood shift. If youdig into the details of what the Fed has announced, for example, it isclear that there has been a dramatic increase in the aid it is offeringWall Street.

Moreover, the fact that Goldman Sachs and Lehman Brothers haverestricted their write-offs in the latest quarter to a "mere" fewbillion dollars has also come as a relief. Most important of all,however, American policy makers are now getting their act together, inthe sense that a small band of men, such as Hank Paulson, TimothyGeithner and Robert Steele, have effectively seized control of thebanking rudder.

But, amid these fundamental factors, there is also a more subtlepscyhological factor at work - the sacrifice effect. In particular, thesheer drama of recent events seems to have had a cathartic effect in theminds of some bankers, and unleashed hopes that the market is now beingpurged of the worst of its credit fears.

In place of a tethered goat, in other words, we now have a stricken Bearbeing offered up to attone for Wall Street sins - and, perhaps, slay thedemons of moral hazard, at the same time.

So will this blood-letting work?
In some corners of Wall Street, it might. After all, investor psychologyis absolutely critical now in terms of how this crisis plays out - notleast because there are many long term investors on the sidelines rightnow, ready to put their cash to work if only they believe that a bottomis in sight.

More importantly, if you peer into the deepest corners of the creditworld this week, there are a few chinks of light. In the creditderivatives sector, for example, bankers say that some buyers arereturnnig for so-called "super senior" assets (not least because thereare also encouraging signs that Canada is effectively restructuring itsinvestment vehicles that hold such assets). Similarly, stress levels inthe interbank market appear to be subsiding, a touch - alongside theequity rally.

However, the problem is that for every sign of progress, new tremors areemerging at a similar pace. For the key thing to understand about thecurrent financial mess is that this is not a financial crisis which islimited to a single, self-contained "tribe"; on the contrary, it keepsspreading between assets and geographies, as fast as rumours can move byemail.

Thus, while the news from Canada is encouraging. the signals emanatingfrom Iceland are dire; similarly, while investors might now be relaxing- a little - about Wall Street brokers, fresh anxiety is bubbling arounda swathe of European banks, not to mention hedge funds dabbling inJapanese bonds.

This credit crisis, in other words, keeps mutating in an increasinglymessy manner, that is apt to irritate investors who have grown up with aHollywood-inspired assumption that dramas should have a neat beginning,middle and end.

The upshot?
The Bear Stearns sacrifice has certainly been cathartic forWall Street, particularly given its heart-stopping climax, as JPMorganraced to get a deal done before Asian markets opened on Monday. Indeedif Hollywood does ever make the Bear movie, I daresay Harrison Fordwould make a good Jamie Dimon.

But in the real-life world, it is still far too early to call an end -simply because this drama has now spread well beyond Wall Street. Standby, in other words, to see more sacrificial victims - and more tribalwailing on the screens of Bloomberg or CNBC. The only big uncertainty isjust where and when the next set of sacrifices might be?

gillian.tett@ft.com

Biện pháp ngăn thị trường rớt - lợi hay hại ?

Sẽ có những ảnh hưởng tiêu cực về lâu dài vì nó chẳng qua sẽ kéo dài thời gian điều chỉnh của thị trường và làm mất thêm lòng tin của nhà đầu tư. Đây có thể xem là một bước lùi của ttck Việt Nam.

Ảnh hưởng của nó có thể là:
- giảm lượng giao dịch hàng ngày.
- Các nhà đầu tư không thể bán nhanh lượng nắm giữ hoặc nhà đầu tư muốn mua không thể chờ quá lâu để thị trường xuống tới mức mong muốn.

Vì hiệu lực của nó là ngày 27/03 nên mai là ngày 26/03 sẽ thấy một cuộc tháo chạy của các nhà đầu tư nn.

*********************************************
Ngày 25/3/2008, Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước có Công văn số 467/UBCK-PTTT gửi Sở Giao dịch Chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh về việc thay đổi biên độ dao động giá. Nội dung công văn:
“Căn cứ qui định tại Khoản 1 Điều 37 Luật Chứng khoán, Chủ tịch Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước thông báo:
1. Chấp thuận cho Sở Giao dịch Chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh tạm thời điều chỉnh biên độ dao động giá cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đầu tư từ 5% xuống 1% và áp dụng từ ngày 27/3/2008.
2. Sở Giao dịch Chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định điều chỉnh biên độ dao động giá và công bố ra thị trường theo qui định của pháp luật”.
Công văn chấp thuận cho Trung tâm GDCK Hà Nội thay đổi biên độ dao động giá cổ phiếu (25/03/2008 14:44)

Ngày 25/3/2008, Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước có Công văn số 466/UBCK-PTTT gửi Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội về việc thay đổi biên độ dao động giá. Nội dung công văn:
“Căn cứ qui định tại Khoản 1 Điều 37 Luật Chứng khoán, Chủ tịch Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước thông báo:
1. Chấp thuận cho Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội tạm thời điều chỉnh biên độ dao động giá cổ phiếu từ 10% xuống 2% và áp dụng từ ngày 27/3/2008.
2. Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội ban hành Quyết định điều chỉnh biên độ dao động giá và công bố ra thị trường theo qui định của pháp luật”.

Những thay đổi trong deal Bear Stearns

Diễn biến giá cổ phần của Bear:
Những thay đổi của deal như sau:
- Nâng giá mua cp của Bear lên $10 từ $2.52
- JP Morgan Chase sẽ mua ngay 95tr cổ phần mới của Bear với cùng giá trên không cần hội đồng cổ đông phê duyệt (đây cần phải có chấp thuận của cơ quan quản lý ) ... điều naỳ cho phép JP sở hữu ngay 39.5% cổ phần của Bear và thông qua đó hạn chế sự phản đối của các cổ đông còn lại.

Nghệ thuật làm deal của Jamie Dimon thật đáng phục tuy nhiên cũng cần chờ xem liệu việc bán ngay cp mới của Bear có gặp những trở ngại nào không?

Thứ Bảy, 22 tháng 3, 2008

Bài viết về tỷ giá VND trên WSJ - piece of crap - phản hồi bằng tiếng Anh

VND appreciation (actually abt over 3% since early 07 … as bbg cant hv real mkt lvl) is still consider mild and just 3% already cause “pain” ? I doubt it.

Maybe the writer is confused abt the fact that vnd is actually trading far below the band and lead to difficulties for banks to buy usd (because banks are governed by official rate which mean they can legally only buy at floor rate not mrkt rate explicitly) … and what abt Vnese lose confidence in USD? isnt that good for de-dollarization policy that Vnese government wants to implement for so long ? FII equity investors cant sell USD and that make equity market crashed ?

However, this issue might soon revert course. With all the mess in subprime happening now and probably more to come in late Mar and Apr will force banks to cut GAAP assets, funds / asset managers / banks to unwind outstanding trades with each other because they afraid to be endup with “sorry mate, we don’t have money for margin calls” notice … this will lead to a much more severe “fire sales” of asset than what we saw late 2007. And if it come to VN, dude, it will be very ugly ….I don’t have data on how much of outstanding govi / corp bonds are held by non-resident (both cash and via access trades) but it could easily reach 40% of $8bio mrkt cap. Not sure if this will also lead to exodus from equity investors which prob holding abt 30% of the whole mrkt. But i guess we only need 1bio of usd flight out of the country within 1mth to see how quickly things will change.

In fact, the reason SBV has been reluctant to buy USD, especially from FII investors, was cited from SBV official that I talked to as signal that SBV doesn’t welcome such flow in late 07 and early 08. That why many “big boy” funds, iBanks, Banks request to meet SBV to discuss this sticky issue (the mrkt reluctant to buy USDVND and SBV doesn’t intervene) and look at the fact … it’s going nowhere. It’s can be explained as “technical barrier” for non-resident to access the onshore mrkt.

This will be very interesting to watch in weeks to come … guys watch out for bumpy road with the size of pot-holes we never seen before.

Thứ Năm, 20 tháng 3, 2008

Bài viết về tỷ giá VND trên WSJ - piece of crap

Bài viết được dịch lại

http://vneconomy.vn/?home=detail&page=category&cat_name=06&id=921ca0dcaab4b0

bài viết thể hiện tác giả chỉ nhìn một mặt của vấn đề và có rất nhiều thông tin không chính xác như VND tăng giá là nguyên nhân của ttck VN sụt giảm, có ngày nhà đầu tư nước ngoài không giao dịch vì không bán được USDVND vv ...

Chuyện nhà xuất khẩu kêu gào cũng có thể là có ... nhưng VND tăng giá vẫn chưa bằng THB, PHP SGD, INR vv ... vậy lợi thế cạnh tranh của hàng xuất VN ảnh hưởng ra sao ? mấy ông xk có thể yêu cầu tăng giá xuất, hedging ... mấy ổng nói cá bị động 50ngàn tấn thì còn "xạo" nữa, không xuất thì khấu hao, lương công nhân vv vẫn trả, lời ít hay lỗ thì nhiều khi vẫn phải xuất hàng chứ lỵ.

VND tăng giá hả, nhìn PHP với THB kìa ;-)


tóm lại bài này toàn nêu những hiện tượng và chưa nêu ra những bằng chứng thuyết phục của việc VND tăng giá 3% trong năm 2008

**************************************************

Vietnam Tries to Cut Loose From Falling Dollar
Unlinking Currency May Curb Inflation But Irks Exporters

By JAMES HOOKWAYMarch 19, 2008; Page A8

• The Situation: Vietnam is allowing its currency, the dong, to rise against the U.S. dollar.
• Background: The dong's virtual dollar peg has helped give investors the confidence needed to invest in Vietnam.
• Fallout: Freeing the dong might stem inflation but hurts exporters' revenue and lowers faith in the dollar among many ordinary Vietnamese.


HANOI, Vietnam -- Vietnam is trying to unshackle its fast-growing economy from the sliding U.S. dollar, a tactic that might stem rampant inflation but is rattling exporters and Vietnamese who have been using greenbacks as a daily currency for years.
Earlier this month, Vietnam decided to partially abandon its de facto dollar peg as part of an effort to curb the highest inflation rates it has seen since 1995. After considering the move for several weeks, the central bank on March 10 widened the band in which it allows the Vietnamese dong to rise or fall against the dollar in one day to 1% from 0.75% previously. The bank said it plans to expand the band to 2%, and the black market is already pricing the dong much more strongly than the official rate -- a striking reversal of the days when the dollar commanded a premium on the backstreets of Hanoi and Ho Chi Minh City.


Freeing the dong will let it strengthen against the dollar "and will help tame the higher cost of oil and other imports," says Vo Tri Thanh, head of the Institute of Economic Planning, a state-run advisory group. Dollar-based prices of those items are relatively cheaper when translated into a strengthening Vietnamese currency.

Loss of Confidence
The result for many Vietnamese is a sudden loss of confidence in the dollar, a currency widely used here as a convenient alternative to the unwieldy dong. The largest Vietnamese note is the rarely seen 500,000 dong bill. It is worth about $31.
Tellers at branches of Military Bank, among others, have begun turning away visitors trying to exchange dollars for dong. They say banks worry the dollar's value will fall further. Some exchange counters are unplugging digital displays showing buy and sell prices for foreign currencies in the hope it will put people off trying to sell dollars. Ordinary savers are draining dollar accounts to make dong deposits instead, while others are turning to gold as a safe harbor.


Some of the country's biggest exporters, meanwhile, have written letters to Vietnam's leaders pleading for help as their dollar-based revenue slumps. Unable to exchange their dollar income for local currency, some are having to borrow dong to cover their local costs.

Other countries are also allowing their currencies to appreciate against the dollar to tackle inflation. They include China, which has allowed its currency to rise around 3% against the dollar this year. Kuwait last year began pegging its dinar to a basket of currencies instead of solely to the dollar. Other Persian Gulf states are also studying whether to change their dollar pegs.

But few nations have been as dependent on the dollar for their economic progress as Vietnam. The dong's virtual peg -- a narrow trading band set by the central bank that allowed the dong to rise or fall 0.75% a day -- helped provide investors with the confidence they needed to put money into a country that only began opening up to foreign business in the early 1990s.
The popularity of dollars was boosted further by Vietnamese who settled in the U.S. after the Vietnam War and who regularly sent dollars home to their families.

When the dollar began its decline in 2002, the narrow trading range helped boost Vietnamese textiles and electronics exports because they were cheaper for U.S. customers than similar products made in Thailand, Malaysia or the Philippines. This helped Vietnam become a stellar performer in a high-achieving neighborhood; its economy has grown by an average of 7.5% a year since 2000.

Later, the dong's tendency to follow the dollar contributed to an inflationary bubble as rising prices of oil and other commodities -- as well as Vietnam's unchecked growth -- began to affect the country's economy. Inflation hit a 13-year high of 15.7% in February, prompting a series of stiff measures designed to suck money out of the local banking system.

Worse to Come?
The most radical response was to widen the band in which the dong is allowed to trade. Since the band was widened on March 10, the official, central-bank rate for the dollar has fallen a slim 1%, from 16,030 dong to 15,855 dong. But on the black market, where currencies are traded in gold shops and cafés and from which banks are increasingly taking their lead, the dollar was fetching 15,500 yesterday. That is 3% off the March 10 rate, and an indication that Vietnamese think worse is to come as America's financial problems multiply.
Vietnamese are now trying to get their hands on as much local currency as they can. With the U.S. apparently falling into recession, banks are reluctant to buy dollars from exporters or individuals.
Vietnam's small stock market, Asia's best performer in 2006 before fading in 2007, has buckled under the severity of the adjustments now under way. Stocks first slumped when the central bank ordered local lenders to buy up government bonds in order to drain dong from the financial system and put a cap on inflation. After the band widened and the dollar began its fall, investors worried that foreigners wouldn't be able to find enough dong to buy stocks. On some days, there has been hardly any trading.
The government has responded by announcing that its sovereign wealth fund would buy up shares of the country's leading companies, a measure that some government advisers have privately criticized as distorting the true value of the market.
The VN Index at the Ho Chi Minh Stock Exchange in Ho Chi Minh City has fallen nearly 50% off its peak of 1170.67 in March last year. Yesterday the index closed at 588.26 points.

Seeking Liquid Sidelines
With trading volumes dwindling, some stock traders are now venturing into more liquid sidelines. Tran Thi Hong Lan, a director at VinaSecurities Co. in Hanoi, last week opened a new restaurant in the city with a partner to tap Vietnam's growing tourism industry, a venture she had planned before the dong was freed from its dollar peg. "Cash is king," Ms. Lan says, predicting that when the stock market recovers, it will rise along a more modest trajectory than before.
The Vietnam Association of Shrimp Exporters recently sent a petition to the Minister of Agriculture pleading that the central bank instruct local banks to convert their dollar earnings into dong.
Phan Van Danh, head of the An Giang province seafood cooperative, told local newspapers that seafood processors are now buying less from local fish farmers because they can't make enough money exporting fish. Mr. Danh says 50,000 to 70,000 tons of fish have been left unsold since the dong was unshackled from the dollar.
Despite its inflation problem, Vietnam is still a cheaper place to do business than many other parts of Asia. Foreign manufacturers continue to flow into the country, and this could keep upward pressure on prices, say economists such as Song Seng Wun, who covers the Southeast Asian economy at CIMB-GK Research Pte Ltd. in Singapore.


Vàng có khả năng xuống giá mạnh

Theo phân tích của Citi thì nếu giá vàng xuống dưới $961 và sau đó là 924 / 926 thì khả năng sẽ tiếp tục điều chỉnh sâu xuống mức $750. Xin đọc tài liệu đính kèm

http://files.myopera.com/ptson/files/gold0319.pdf

Thứ Tư, 19 tháng 3, 2008

Fed cắt lãi suất 0.75% - bình luận

Cần hết sức bình tĩnh để xem xét vấn đề:

- Việc Fed cắt lãi suất “kinh dị” thế này cho thấy tình hình thị trường tài chính của Mỹ khá bi đát.
- Vấn đề của thi trường tài chính Mỹ (và quốc tế) hiện này là credit crunch (một dạng cực kỳ nguy hiểm, nguy hiểm hơn nhiều liquidity crunch – vì các đối tác có thể có tiền nhưng không tin tưởng đối khác bên kia nên không giao dịch hoặc cho vay). Động thái Fed mở rộng discount window cho non-bank financial institution, kéo dài kỳ hạn giao dịch chiết khấu từ 30 ngày lên 90 ngày, mở rộng đối tượng giấy tờ có giá có thể dùng để chiết khấu vượt ngoài khuôn khổ giấy tờ có giá của chính phủ (bao gồm luôn mortage backed securities) cho thấy Fed đã rất mạnh tay trong việc cứu thị trường tài chính. Mọi người xem những cuộc khủng hoảng đòi hỏi Fed phải can thiệp mạnh thế này theo link bên dưới

http://vnguru.blogspot.com/2008/03/cc-cuc-khng-hong-ti-chnh-m-fed-phi-can.html

- Môi trường kinh tế vĩ mô ngày càng khó khăn và việc cắt lãi suất mạnh như Fed có thể đẩy nền kinh tế Mỹ vào góc tường .. lạm phát tăng cao, hệ thống thị trường tài chính suy yếu -> đẩy nền kinh tế Mỹ và toàn cầu vào thời kỳ khó khăn.

- Những tin xấu về kết quả kinh doanh của các định chế tài chính CHƯA KẾT THÚC … vì các broker dealer kết thúc năm tài khoá vào tháng 11 do đó tháng 3 là tháng các broker dealer (investment bank thuần tuý như Goldman, Morgan Stanley, Lehman vv) công bố kết quả kinh doanh Q1, trong khi các ngân hàng sẽ công bố kết quả kinh doanh của Q1 vào tháng 4 tới, và tôi cho rằng đây mới là cơn bão lớn thật sự. Và lúc này có lẽ Fed không còn “đạn” để bắn nữa ;-(

Tóm lại, nếu là nhà đầu tư thì bất kể khi nào thị trường “nhóng” lên đều là cơ hội để “thoát” khỏi thị trường equity và giữ tiền mặt.

Ảnh hưởng đến VN thế nào:
http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=248200&ChannelID=11

hôm nay trên báo tuổi trẻ, Mr. Nghĩa vụ chiến lược cho rằng SBV sẽ không tiếp tục thắt chặt tiền tệ ít nhất là cho đến t6. Đây có lẽ là bước đi hợp lý. Tuy nhiên cần phải nhìn nhận một cách toàn diện hơn.

Có 2 mặt của chính sách tiền tệ là điều hành thanh khoản (giống như Fed là cung cấp thanh khoản để thị trường tài chính tiếp tục hoạt động liên tục) và điều hành cung tiền (thông qua công cụ lãi suất và chi tiêu tài khoá). Hiện nay SBV chỉ dùng công cụ điều hành thanh khoản (làm thị trường gần như ngoắc ngoải trong t2) đồng thời khống chế mặt bằng lãi suất huy động và tăng trưởng tín dụng một cách rất hành chính (lãi suất 12% và tăng tưởng tín dụng 30%) đang đẩy thị trường vào một tình trạng credit crunch thể hiện qua việc … doanh nghiệp không thể vay vốn hoặc vay ở mức rất cao. Việc điều chỉnh trong thời gian qua rất đột ngột và không cho nền kinh tế nói chung có thời gian để điều chỉnh hợp lý.

Nay khi Fed tiếp tục cắt lãi suất sẽ đưa thêm một khó khăn mới cho điều hành chính sách : chênh lệch lãi suất giữa VND và USD ngày càng lớn. -> sức hút của các dòng vốn ngắn hạn đổ vào VN -> sức ép VND tăng giá, cung tiền ngày càng lớn. Trong khí đó dòng vốn này khó có khả năng tiếp cận các doanh nghiệp cần vốn. Nếu SBV không có những điều chỉnh hợp lý trong thời gian ngắn tới thì nguy cỡ đổ vỡ của thị trường là không thể tránh khỏi.

Vậy ảnh hưởng ngắn hạn vẫn sẽ khá tiêu cực cho thị trường CK VN và mục tiêu Vnindex sẽ chạm 500 của tôi vẫn không thay đổi trừ khi có những bước chuyển về chính sách của SBV. Mặt bằng lãi suất ở VN sẽ có xu hướng điều chỉnh xuống mặc dù sẽ mất thời gian tương đối dài để các ngân hàng tự điều chỉnh.

Thứ Ba, 18 tháng 3, 2008

Mua trái phiếu kèm quyền mua căn hộ - rủi ro cần được đánh giá đúng

http://www.vneconomy.vn/?home=detail&page=category&cat_name=17&id=427a5bbacdb61e

Gần đây thị trường có xuất hiện dạng đầu tư kiểu này và một số báo chí cũng đưa tin. Tuy nhiên cần phải nhìn nhận dạng đầu tư này một cách khác quan và cẩn thận.

Việc đánh giá giá trị của dạng đầu tư này cần phải kết sức tỉnh táo.
- cần tách biệt 2 "tài sản" này và đánh giá riêng biệt sau đó kết hợp vào xem tổng giá trị của hình thức đầu tư kết hợp này có "xứng đáng" để đầu tư hay không?

- Nếu công ty bđs A đi huy động vốn thông qua trị trường trái phiếu hay ngân hàng thì rõ ràng đấy không thể là 1% / tháng trong thời điểm hiện tại. Tuy nhiên đối với nhà đầu tư có lẽ cách nhìn này hơi khắt khe do đó chúng ta hãy so sánh lãi suất tiền gửi ngân hàng hiện cũng ở mức 1% tháng nhưng đổi lại người "vay tiền" là ngân hàng (tức là độ "tín dụng" được xem là cao đặc biệt là các ngân hàng lớn). Do đó người đầu tư cần tự đánh giá nếu họ cho công ty bđs A vay thì lãi vay sẽ như thế nào? -> chênh lệch giữa mức lãi suất kỳ vọng này so với 1% / tháng (ls của trái phiếu) sẽ là chi phí cơ hội của nhà đầu tư.

- Quyền mua căn hộ : cho đến khi đáo hạn trái phiếu thì theo kỳ vọng của nhà đầu tư quyền mua này sẽ tăng giá thế nào?

- Sau đó lấy sự tăng giá kỳ vọng của quyền mua căn hộ trừ cho chi phí cơ hội của lãi suất trái phiếu sẽ cho ta kỳ vọng về thu nhập đầu tư của dạng đầu tư này.

- Tiếp theo sau đó, nhà đầu tư cũng cần phải tính thêm phần bù rủi ro thanh khoản (khả năng không bán được quyền, khả năng cần vốn đột xuất và phải "đẩy" hàng vv)

sau khi tổng hợp những thông tin này mà thu nhập mong đợi vẫn cao thì "tại sao không"?

tuy nhiên theo quan điểm của tôi, những đợt phát hành trái phiếu kèm quyền mua căn hộ này là những giao dịch quá hời cho các cty bất động sản.

Các cuộc khủng hoảng tài chính mà Fed phải can thiệp bằng tiền của tax payer


Thứ Hai, 17 tháng 3, 2008

Thị trường CK Việt - đi về đâu

Trước viễn cảnh thị trường tài chính toàn cầu khủng hoảng nghiêm trọng do "credit crunch" (các đối tác không cho nhau vay mặc dù đủ thanh khoản) và đây là một trong những dạng "khó nhai" nhất trong thị trường tài chính và đòi hỏi các cơ quan quản lý phải có những bước điều hoà tế nhị và kiên quyết.

Các ngân hàng TW gần đây liên tục có các bước tháo gỡ cho thị trường như Fed trong một bước đi vô tiền khoáng hậu là mở discount window cho các định chế tài chính phi ngân hàng (đặc biệt là các broker dealer hay chính là các investment banks); BOE, BOJ hôm nay cũng bơm tiền cứu thị trường. Vậy Việt Nam chúng ta thì sao.

Việc SBV thắt chặt tiền tệ (nâng mặt bằng lãi suất cao) đồng thời khống chế tăng trường tín dụng ở mức 30% đặt ra bài toàn cực khó cho nền kinh thế. Thông thường thắt chặt tiền tệ sẽ gián tiếp giảm tăng trường tín dụng tuy nhiên hiệu quả của nó sẽ có tính thời gian. Tuy nhiên nếu chúng ta đồng thời khống chế tăng trưởng tín dụng 30% có lẽ khá chủ quan. Cần phải có thống kê mang tính định lượng liệu rằng bao nhiêu % tăng trưởng tín dụng trong những năm qua là cho các doanh nghiệp mới thành lập, người tiêu dùng ? thống kê của IMF cho thấy sự chuyển dịch của tín dụng đang dần chuyển từ khối doanh nghiệp quốc doanh sang doanh nghiệp tư nhân và người tiêu dùng. Vậy tăng trưởng tín dụng cao là hệ quả tất yếu của một nền kinh tế phát triển và việc kiểm soát nó cần có thời gian và độ trễ -> các doanh nhân có thời gian điều chỉnh kế hoạch kinh doanh và đầu tư.

Hiện nay do chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng 30% và "credit crunch" đã xuất hiện (các ngân hàng lớn đủ thanh khoản nhưng không cho các ngân hàng nhỏ hoặc doanh nghiệp vay) sẽ dẫn tới những kết quả không mấy tích cực cho nền kinh tế trong những tháng tới. Đặc biệt là thị trường bất động sản và các doanh nghiệp sản xuất. -> những hiệu ứng trong đầu tư và tiêu dùng có tính đan xen và chồng chéo nhau rất phức tạp.

Những hệ quả này sẽ dẫn tới những ảnh hưởng khá tiêu cực cho thị trường chứng khoán đặc biệt khi có những tin như ngân hàng phát hành thêm cổ phần, hay các dự án bđs của các công ty niêm yết (số này không hề nhỏ). Đó là chưa nói đến khả năng tiếp cận vốn của các doanh nghiệp niêm yết để mở rộng sản xuất nhằm tăng thu nhập đáp ứng mong đợi của cổ đông.

Tóm lại, mốc 500 cho VNIndex không còn xa và nếu các cơ quan quản lý không có những bước đi phù hợp thì mốc 500 chưa phải là điểm cuối cùng.

Khủng hoảng toàn diện - Update 1

Lại thêm một đợt khủng hoảng “tín dụng” hay nói dễ hiểu hơn là khủng hoảng niềm tin trên thị trường tài chính Mỹ. Sau khi 5 ngân hàng TW hàng đầu của thế giới FED, ECB, BOE, SNB, BOC đưa thanh khoản cấp cứu thị trường vào hôm kia thì thị trường chứng khoán có hồi phục được một hôm nhưng ngay sau đó hàng loạt các thông tin tiêu cực về thị trường lại đẩy thị trường vào bờ vực “khủng hoảng”


- Tỷ giá USDJPY đã thấp hơn mốc 100 (thấp kỷ lục trong 12 năm qua) gần đây USDJPY được xem là thước đo về niềm tin của các nhà đầu tư quốc tế thông qua cái gọi là “carry trade” (vay jpy với lãi suất cực thấp, bán JPY mua USD và gửi USD để được lãi suất cao hơn … và nếu tỷ giá USDJPY không thay đổi hoặc tăng cao thì nhà đầu tư càng có vì ngoài chênh lệch lãi suất còn có fx gain. Tuy nhiên giao dịch này được thực hiện khi thị trường được dự đoán là không có nhiều biến động (ít rủi ro) … còn khi có những yếu tố rủi ro lớn xảy ra thì các nhà đầu tư trên sẽ thoát khỏi trạng thái “long” USD và “short” JPY (bằng cách bán USD và mua JPY) -> đẩy USDJPY xuống thấp.

- Giá vàng đã vượt mốc 1000 usd / oz thể hiện nhà đầu tư đã mất lòng tin với USD và nền kinh tế toàn cầu nói chung. Vàng được xem là hàng hoá “an toàn” và có khả năng giữ giá trị khi lạm phát đang là nguy cơ trên toàn cầu.

- Nguy cở đỗ vỡ của thị trường fixed income ở Mỹ và các nước phát triển thì hàng loạt các quỹ đầu tư đầu sỏ tham gia vào các giao dịch liên quan đến thị trường tín dụng mua nhà (mortgage) như Carlyle Capital, Thornton vv đã mất khả năng thanh toán và bị các chủ nợ thu hồi và bán tài sản thế chấp. sự thua lỗ của các sản phẩm này cũng dẫn các “ông lớn” trên thị trường tài chính như Citi, Bear Stern, Merill vv khốn đốn … 5yr CDS của Citigroup (xếp hạng AA) hiện nay ở mức Libor + 2.2% và cao hơn (xấu hơn) Việt Nam (Xếp hạng BB) là Libor + 2.0%. Vào tháng 5 năm 2007 thì 2 con số này là Libor + 0.12% và Libor + 0.5% (xem chart ở dưới).
- Điều nguy hiểm hơn là do thua lỗ lớn trong đợt subprime vừa qua để đảm bảo tỷ lệ an toàn vốn ở mức tối thiểu do FED đưa ra thì các ngân hàng PHẢI GIẢM SỐ DƯ TÍN DỤNG hoặc FIRE SALES OF RISK ASSET TRÊN BẢNG TỔNG KẾT TÀI SẢN (tỷ lệ an toàn vốn là tỷ lệ giữa vốn cấp 1 + vốn cấp 2 chia cho tổng risk weighted asset … nhưng do thua lỗ nên vốn cấp 1 bị giảm đáng kể trong khi không thể phát hành thêm cổ phần hay huy động vốn cấp 2 qua subbordinated debt thì chỉ còn cách giảm risk asset)

Vòng xoáy của lỗ lã trên thị trường tài chính sẽ có thể kéo nền kinh tế Mỹ vào sâu trong suy thoái và sẽ ảnh hưởng nặng nề đến nền kinh tế toàn cầu.


CÂU HỎI ĐẶT RA BÂY GIỜ LÀ ? ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆTNAM NHƯ THẾ NÀO ?????
Theo nhìn nhận cá nhân tôi thì hiện nay đã xuất hiện các nguy cơ (mặc dù không hoàn toàn tương đồng với những gì đang diễn ra ở Mỹ) nhưng ảnh hưởng của nó hay cách dễ hiểu hơn là hiệu ứng của nó đến nền kinh tế khá tương đồng.

- Thắt chặt tín dụng + thanh khoản đột ngột dẫn đến các ngân hàng hạn chế tối đa cấp tín dụng cho các doanh nghiệp -> chi phí đi vay cực cao và nhiều khi không thể vay được. -> cung tín dụng giảm đột ngột
- Điều chỉnh giá trên thị trường chứng khoán và bất động sản có thể trigger “FIRE SALES ” các tài sản đảm bảo để thu hồi nợ.

Điểm khác biệt chính là ở Mỹ thì credit crunch xảy ra do yếu tố thị trường trong khi credit crunch ở VN lại là do chính sách. Nếu chúng ta không có những thay đổi và khéo léo trong cách xử lý thì những gì chúng ta chứng kiến trong thời gian vừa qua mới chỉ là “sự khởi đầu”.

Khủng hoảng toàn diện - update 2


Cuối tuần qua là một cuối tuần đáng nhớ cho thị trường tài chính toàn cầu:



- Bear Stearns coi như phá sản và đồng ý bán cho JP Morgan với giá $2 / share tức là tổng giá trị của deal khoảng $236mio so với market cap của Bear sau phiên giao dịch t6 là $3.54tỷ (giá cổ phiếu khoảng $30 / share) (sở dĩ có sự chênh lệch này là vì JP Margan Chase sẽ phải trả nợ cho Bear và cứu Bear khỏi cơn bĩ cực về thanh khoản)


- Fed cắt lãi suất tái chiếu khấu 0.25% từ 3.5% là mở rộng hạn mức này cho các Investment banks và securities dealers. Đây là bước mà thị trường cho rằng rất táo bạo của Fed vì trước nay Discount window chỉ áp dụng cho primary dealer trên thị trường trái phiếu chính phủ Mỹ. Mặt khác các giấy tờ có giá được chiết khấu sẽ mở rộng ra bao gồm luôn các giấy tờ có giá liên quan đến mortgage v.v. Đây là lần đầu tiên kể từ năm 1932 quỹ hỗ trợ khẩn cấp này được sử dụng.

- USDJPY chỉ còn 97.00 thấp nhất trong vòng 13 năm qua, USDCHF xuống dưới 1 lần đầu tiên trong lịch sử. Vàng ở mức $1024/oz



Chúng ta đang trong giai đoạn mới của thị trường tài chính … ảnh hưởng đến thị trường VN chắc chắn trong ngắn hạn sẽ khá xấu. Đặc biệt là thanh khoản của đồng USD. Tuy nhiên ảnh hưởng của Fed giảm lãi suất trong trung và dài hạn có thể sẽ có những ảnh hưởng hỗ trợ cho thị trường VN