Thứ Hai, 17 tháng 3, 2008

Thị trường CK Việt - đi về đâu

Trước viễn cảnh thị trường tài chính toàn cầu khủng hoảng nghiêm trọng do "credit crunch" (các đối tác không cho nhau vay mặc dù đủ thanh khoản) và đây là một trong những dạng "khó nhai" nhất trong thị trường tài chính và đòi hỏi các cơ quan quản lý phải có những bước điều hoà tế nhị và kiên quyết.

Các ngân hàng TW gần đây liên tục có các bước tháo gỡ cho thị trường như Fed trong một bước đi vô tiền khoáng hậu là mở discount window cho các định chế tài chính phi ngân hàng (đặc biệt là các broker dealer hay chính là các investment banks); BOE, BOJ hôm nay cũng bơm tiền cứu thị trường. Vậy Việt Nam chúng ta thì sao.

Việc SBV thắt chặt tiền tệ (nâng mặt bằng lãi suất cao) đồng thời khống chế tăng trường tín dụng ở mức 30% đặt ra bài toàn cực khó cho nền kinh thế. Thông thường thắt chặt tiền tệ sẽ gián tiếp giảm tăng trường tín dụng tuy nhiên hiệu quả của nó sẽ có tính thời gian. Tuy nhiên nếu chúng ta đồng thời khống chế tăng trưởng tín dụng 30% có lẽ khá chủ quan. Cần phải có thống kê mang tính định lượng liệu rằng bao nhiêu % tăng trưởng tín dụng trong những năm qua là cho các doanh nghiệp mới thành lập, người tiêu dùng ? thống kê của IMF cho thấy sự chuyển dịch của tín dụng đang dần chuyển từ khối doanh nghiệp quốc doanh sang doanh nghiệp tư nhân và người tiêu dùng. Vậy tăng trưởng tín dụng cao là hệ quả tất yếu của một nền kinh tế phát triển và việc kiểm soát nó cần có thời gian và độ trễ -> các doanh nhân có thời gian điều chỉnh kế hoạch kinh doanh và đầu tư.

Hiện nay do chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng 30% và "credit crunch" đã xuất hiện (các ngân hàng lớn đủ thanh khoản nhưng không cho các ngân hàng nhỏ hoặc doanh nghiệp vay) sẽ dẫn tới những kết quả không mấy tích cực cho nền kinh tế trong những tháng tới. Đặc biệt là thị trường bất động sản và các doanh nghiệp sản xuất. -> những hiệu ứng trong đầu tư và tiêu dùng có tính đan xen và chồng chéo nhau rất phức tạp.

Những hệ quả này sẽ dẫn tới những ảnh hưởng khá tiêu cực cho thị trường chứng khoán đặc biệt khi có những tin như ngân hàng phát hành thêm cổ phần, hay các dự án bđs của các công ty niêm yết (số này không hề nhỏ). Đó là chưa nói đến khả năng tiếp cận vốn của các doanh nghiệp niêm yết để mở rộng sản xuất nhằm tăng thu nhập đáp ứng mong đợi của cổ đông.

Tóm lại, mốc 500 cho VNIndex không còn xa và nếu các cơ quan quản lý không có những bước đi phù hợp thì mốc 500 chưa phải là điểm cuối cùng.

Không có nhận xét nào: