Thứ Hai, 17 tháng 3, 2008

Khủng hoảng toàn diện - Update 1

Lại thêm một đợt khủng hoảng “tín dụng” hay nói dễ hiểu hơn là khủng hoảng niềm tin trên thị trường tài chính Mỹ. Sau khi 5 ngân hàng TW hàng đầu của thế giới FED, ECB, BOE, SNB, BOC đưa thanh khoản cấp cứu thị trường vào hôm kia thì thị trường chứng khoán có hồi phục được một hôm nhưng ngay sau đó hàng loạt các thông tin tiêu cực về thị trường lại đẩy thị trường vào bờ vực “khủng hoảng”


- Tỷ giá USDJPY đã thấp hơn mốc 100 (thấp kỷ lục trong 12 năm qua) gần đây USDJPY được xem là thước đo về niềm tin của các nhà đầu tư quốc tế thông qua cái gọi là “carry trade” (vay jpy với lãi suất cực thấp, bán JPY mua USD và gửi USD để được lãi suất cao hơn … và nếu tỷ giá USDJPY không thay đổi hoặc tăng cao thì nhà đầu tư càng có vì ngoài chênh lệch lãi suất còn có fx gain. Tuy nhiên giao dịch này được thực hiện khi thị trường được dự đoán là không có nhiều biến động (ít rủi ro) … còn khi có những yếu tố rủi ro lớn xảy ra thì các nhà đầu tư trên sẽ thoát khỏi trạng thái “long” USD và “short” JPY (bằng cách bán USD và mua JPY) -> đẩy USDJPY xuống thấp.

- Giá vàng đã vượt mốc 1000 usd / oz thể hiện nhà đầu tư đã mất lòng tin với USD và nền kinh tế toàn cầu nói chung. Vàng được xem là hàng hoá “an toàn” và có khả năng giữ giá trị khi lạm phát đang là nguy cơ trên toàn cầu.

- Nguy cở đỗ vỡ của thị trường fixed income ở Mỹ và các nước phát triển thì hàng loạt các quỹ đầu tư đầu sỏ tham gia vào các giao dịch liên quan đến thị trường tín dụng mua nhà (mortgage) như Carlyle Capital, Thornton vv đã mất khả năng thanh toán và bị các chủ nợ thu hồi và bán tài sản thế chấp. sự thua lỗ của các sản phẩm này cũng dẫn các “ông lớn” trên thị trường tài chính như Citi, Bear Stern, Merill vv khốn đốn … 5yr CDS của Citigroup (xếp hạng AA) hiện nay ở mức Libor + 2.2% và cao hơn (xấu hơn) Việt Nam (Xếp hạng BB) là Libor + 2.0%. Vào tháng 5 năm 2007 thì 2 con số này là Libor + 0.12% và Libor + 0.5% (xem chart ở dưới).
- Điều nguy hiểm hơn là do thua lỗ lớn trong đợt subprime vừa qua để đảm bảo tỷ lệ an toàn vốn ở mức tối thiểu do FED đưa ra thì các ngân hàng PHẢI GIẢM SỐ DƯ TÍN DỤNG hoặc FIRE SALES OF RISK ASSET TRÊN BẢNG TỔNG KẾT TÀI SẢN (tỷ lệ an toàn vốn là tỷ lệ giữa vốn cấp 1 + vốn cấp 2 chia cho tổng risk weighted asset … nhưng do thua lỗ nên vốn cấp 1 bị giảm đáng kể trong khi không thể phát hành thêm cổ phần hay huy động vốn cấp 2 qua subbordinated debt thì chỉ còn cách giảm risk asset)

Vòng xoáy của lỗ lã trên thị trường tài chính sẽ có thể kéo nền kinh tế Mỹ vào sâu trong suy thoái và sẽ ảnh hưởng nặng nề đến nền kinh tế toàn cầu.


CÂU HỎI ĐẶT RA BÂY GIỜ LÀ ? ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆTNAM NHƯ THẾ NÀO ?????
Theo nhìn nhận cá nhân tôi thì hiện nay đã xuất hiện các nguy cơ (mặc dù không hoàn toàn tương đồng với những gì đang diễn ra ở Mỹ) nhưng ảnh hưởng của nó hay cách dễ hiểu hơn là hiệu ứng của nó đến nền kinh tế khá tương đồng.

- Thắt chặt tín dụng + thanh khoản đột ngột dẫn đến các ngân hàng hạn chế tối đa cấp tín dụng cho các doanh nghiệp -> chi phí đi vay cực cao và nhiều khi không thể vay được. -> cung tín dụng giảm đột ngột
- Điều chỉnh giá trên thị trường chứng khoán và bất động sản có thể trigger “FIRE SALES ” các tài sản đảm bảo để thu hồi nợ.

Điểm khác biệt chính là ở Mỹ thì credit crunch xảy ra do yếu tố thị trường trong khi credit crunch ở VN lại là do chính sách. Nếu chúng ta không có những thay đổi và khéo léo trong cách xử lý thì những gì chúng ta chứng kiến trong thời gian vừa qua mới chỉ là “sự khởi đầu”.

Không có nhận xét nào: