Thứ Tư, 19 tháng 3, 2008

Fed cắt lãi suất 0.75% - bình luận

Cần hết sức bình tĩnh để xem xét vấn đề:

- Việc Fed cắt lãi suất “kinh dị” thế này cho thấy tình hình thị trường tài chính của Mỹ khá bi đát.
- Vấn đề của thi trường tài chính Mỹ (và quốc tế) hiện này là credit crunch (một dạng cực kỳ nguy hiểm, nguy hiểm hơn nhiều liquidity crunch – vì các đối tác có thể có tiền nhưng không tin tưởng đối khác bên kia nên không giao dịch hoặc cho vay). Động thái Fed mở rộng discount window cho non-bank financial institution, kéo dài kỳ hạn giao dịch chiết khấu từ 30 ngày lên 90 ngày, mở rộng đối tượng giấy tờ có giá có thể dùng để chiết khấu vượt ngoài khuôn khổ giấy tờ có giá của chính phủ (bao gồm luôn mortage backed securities) cho thấy Fed đã rất mạnh tay trong việc cứu thị trường tài chính. Mọi người xem những cuộc khủng hoảng đòi hỏi Fed phải can thiệp mạnh thế này theo link bên dưới

http://vnguru.blogspot.com/2008/03/cc-cuc-khng-hong-ti-chnh-m-fed-phi-can.html

- Môi trường kinh tế vĩ mô ngày càng khó khăn và việc cắt lãi suất mạnh như Fed có thể đẩy nền kinh tế Mỹ vào góc tường .. lạm phát tăng cao, hệ thống thị trường tài chính suy yếu -> đẩy nền kinh tế Mỹ và toàn cầu vào thời kỳ khó khăn.

- Những tin xấu về kết quả kinh doanh của các định chế tài chính CHƯA KẾT THÚC … vì các broker dealer kết thúc năm tài khoá vào tháng 11 do đó tháng 3 là tháng các broker dealer (investment bank thuần tuý như Goldman, Morgan Stanley, Lehman vv) công bố kết quả kinh doanh Q1, trong khi các ngân hàng sẽ công bố kết quả kinh doanh của Q1 vào tháng 4 tới, và tôi cho rằng đây mới là cơn bão lớn thật sự. Và lúc này có lẽ Fed không còn “đạn” để bắn nữa ;-(

Tóm lại, nếu là nhà đầu tư thì bất kể khi nào thị trường “nhóng” lên đều là cơ hội để “thoát” khỏi thị trường equity và giữ tiền mặt.

Ảnh hưởng đến VN thế nào:
http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=248200&ChannelID=11

hôm nay trên báo tuổi trẻ, Mr. Nghĩa vụ chiến lược cho rằng SBV sẽ không tiếp tục thắt chặt tiền tệ ít nhất là cho đến t6. Đây có lẽ là bước đi hợp lý. Tuy nhiên cần phải nhìn nhận một cách toàn diện hơn.

Có 2 mặt của chính sách tiền tệ là điều hành thanh khoản (giống như Fed là cung cấp thanh khoản để thị trường tài chính tiếp tục hoạt động liên tục) và điều hành cung tiền (thông qua công cụ lãi suất và chi tiêu tài khoá). Hiện nay SBV chỉ dùng công cụ điều hành thanh khoản (làm thị trường gần như ngoắc ngoải trong t2) đồng thời khống chế mặt bằng lãi suất huy động và tăng trưởng tín dụng một cách rất hành chính (lãi suất 12% và tăng tưởng tín dụng 30%) đang đẩy thị trường vào một tình trạng credit crunch thể hiện qua việc … doanh nghiệp không thể vay vốn hoặc vay ở mức rất cao. Việc điều chỉnh trong thời gian qua rất đột ngột và không cho nền kinh tế nói chung có thời gian để điều chỉnh hợp lý.

Nay khi Fed tiếp tục cắt lãi suất sẽ đưa thêm một khó khăn mới cho điều hành chính sách : chênh lệch lãi suất giữa VND và USD ngày càng lớn. -> sức hút của các dòng vốn ngắn hạn đổ vào VN -> sức ép VND tăng giá, cung tiền ngày càng lớn. Trong khí đó dòng vốn này khó có khả năng tiếp cận các doanh nghiệp cần vốn. Nếu SBV không có những điều chỉnh hợp lý trong thời gian ngắn tới thì nguy cỡ đổ vỡ của thị trường là không thể tránh khỏi.

Vậy ảnh hưởng ngắn hạn vẫn sẽ khá tiêu cực cho thị trường CK VN và mục tiêu Vnindex sẽ chạm 500 của tôi vẫn không thay đổi trừ khi có những bước chuyển về chính sách của SBV. Mặt bằng lãi suất ở VN sẽ có xu hướng điều chỉnh xuống mặc dù sẽ mất thời gian tương đối dài để các ngân hàng tự điều chỉnh.

Không có nhận xét nào: