Thứ Tư, 25 tháng 6, 2008

Summary of Vietnam govi bonds markets

Các cột mốc quan trọng trên thị trường fixed Income:

Trước tiên phải xác định đặc thù của thị trường fixed income ở Việt Nam là thanh khỏan rất kém. Các nhà đầu tư bao gồm các ngân hàng thương mại (chủ yếu phục vụ mục đích quản lý ts nợ có), các công ty bảo hiểm nhân thọ (lọai dài hạn trên 5năm dùng duration matching cho các hợp đồng bảo hiểm nhân thọ vốn thời hạn rất dài) và FII.

Hình 1: diễn biến yield trái phiếu chính phủ kỳ hạn 5 năm (Đường màu cam) so sánh với lãi suất interbank 1 tháng (đường màu trắng)


ViệtNam, cô hoa hậu mới của giới đầu tư nước ngoài:
Vào Q1 2007, khi FII đổ xô vào mua trái phiếu chính phủ Việt Nam cũng như các trái phiếu công ty khác (EVN, Vinashin vv) là chủ yếu mua trên thị trường sơ cấp với khối lượng rất lớn so với thanh khoản chung của thị trường. Nhìn vào đồ thị sau sẽ thấy khối lượng phát hành trái phiếu chính phủ VN tăng đột biến trong Q1 2007. Hệ quả là yield của trái phiếu chính phủ xuống cực thấp, thấp hơn cả ls 1m trên thị trường tiền tệ (thể hiện ở Hình 1).

Hình 2: Doanh số thị trường thứ cấp trái phiếu chính phủ Việt Nam.



Ảnh hưởng của khủng hỏang tín dụng thứ cấp, thử lửa lần 1:
- Lần thử lửa đầu tiên là Q4 2007 khi khủng hỏang tín dụng thứ cấp đi vào cao trào ở thị trường thế giới dẫn đến các leverage trade (các hedge funds "vay" vốn của Investment banks để đầu tư) phải bị thanh lý ... và thị trường trái phiếu chính phủ của VN không ngọai lệ. Tuy nhiên có vẻ thanh khỏan ở thị trường trong nước vẫn đủ khả năng chống đỡ -> yield tăng đến mức 8-10% cho kỳ hạn 5 năm. Chưa có số liệu chính thức trong đợt FII bán trái phiếu này, tuy nhiên tôi dự đoán khỏang trên dưới 300tr đến 500tr USD tương đương.

Làm sóng đổ vốn vào Việt Nam khi VND có dấu hiệu tăng giá:
- Vào Q1 2008 khi lạm phát bắt đầu tăng mạnh thì câu chuyện tăng giá VND đã trở nên phổ biến hơn, cộng mức SBV thắt chặt chính sách tiền tệ dẫn đến lãi suất trong nước tăng mạnh. Lúc này cơ hội "carry trade" xuất hiện khi chênh lệch lãi suất giữa VND và USD cực lớn có lúc lên đến 10-12% năm + sức ép tăng giá VND để chống lạm phát của chính phủ. Lúc này thêm một lượng vốn ngọai khá lớn đã đổ vào thị trường trong nước thông qua các loại tiền gửi ngắn hạn + trái phiếu chính phủ kỳ hạn ngắn. Khi này tỷ giá USDVND giao dịch dưới sàn và FII kêu là không thể bán USD để đầu tư vào ViệtNam (Hình 3 - giai đoạn Q1 2008).

Thử lửa lần 2:
- Hàng lọat các tin xấu về kinh tế vĩ mô đến cùng lúc, thâm hụt cán cân thương mại tăng đột biến, lạm phát tăng nhanh nhất trong hơn 10 năm trở lại đây. Chỉ số VNIndex sụt giảm mạnh và liên tiếp -> giảm biên độ giao dịch. Lúc này tỷ giá USDVND đảo chiều cực nhanh, từ thái cực USD bán không mai mua sang mua không ai bán (xem hình 3). Sức ép giảm giá mạnh lên VND đã gây hiệu ứng dây chuyền cho các giao dịch ngắn hạn xảy ra trong Q1 2008 và cả các nhà đầu tư vào trái phiếu có kỳ hạn dài hơn. Khi này nỗi lo ngại về VND suy yếu nhanh cùng với ViệtNam không đủ khả năng để chống đỡ lượng vốn chuyển về nước của FII cũng như thâm hụt cán cân thương mại đã làm các nhà đầu tư trái phiếu bán " không thương tiếc". Trong lúc này thanh khoản trong khối ngân hàng trong nước (lực lượng chủ yếu mua trái phiếu trong đợt thử lửa lần 1) đã không còn (thể hiện rõ trong hình 1 - giai đọan Q2 2008). Điều tất yếu là yield phải tăng đáng kể và hiện đã phản ánh thực cung cầu và thanh khỏan của thị trường.

Hình 3: Diễn biến tỷ giá USDVND interbank so sánh với tỷ giá chính thức:



Tóm lại, hiện nay yield của thị trường trái phiếu có thể được xem đạt điểm cân bằng tạm thời. Những diễn biếp tiếp theo trong thời gian tới phụ thuộc nhiều vào chính sách tiền tệ (có tiếp tục thắt chặt hay không), chính sách ngọai hối (khả năng Việt Nam chống với sức ép phá giá VND). Nếu có đợt thử lửa lần 3, thì yield của trái phiếu chính phủ có khả năng sẽ tiếp tục tăng do thanh khỏan trên thị trường tiền tệ trong nước vẫn chưa có sự chuyển biến mang tính bền vững.

Không có nhận xét nào: