Thứ Ba, 8 tháng 4, 2008

Ngân hàng: "Kiếm lời" từ thị trường hỗ trợ thanh khoản vốn

Bài viết thể hiện người viết "chưa hiểu" về họat động của thị trường liên ngân hàng.

*********************************************
11:02' 07/04/2008 (GMT+7)
- Tại một cuộc họp của Hiệp hội Ngân hàng (VNBA) vừa qua, khi lãnh đạo VNBA đưa ra khuyến nghị các NH chỉ nên sử dụng vốn liên NH để đảm bảo thanh toán thì nhiều NH coi vốn vay từ liên NH là một nguồn sử dụng cho hoạt động tín dụng. Điều này không sai về mặt lý thuyết nhưng đáng nói là thị trường liên NH trong thời gian qua có rất nhiều vấn đề, ngay cả cơ quan quản lý cũng chưa nhận diện hết được. Cùng một thời điểm, có ngân hàng (NH) thừa vốn nhưng NH khác lại thiếu vốn, để giải quyết tình hình, các NH có thể vay/cho vay (cả nội tệ hoặc ngoại tệ) lẫn nhau.

Thị trường NH đi vay và cho vay (thực chất là mua bán vốn giữa các NH) được gọi là thị trường tiền tệ liên NH. Có hai loại cho vay: Một là cho vay bù đắp do thiếu hụt thanh toán trong thanh toán bù trừ, thời hạn từ 1 đến 5 ngày. Hai là cho vay để mở rộng tín dụng ngắn hạn, thời hạn do hai bên thống nhất. Lãi suất trên liên NH thường là lãi suất thỏa thuận, thay đổi rất linh hoạt tùy diễn biến cung cầu vốn hàng ngày trên thị trường tiền tệ.
Chưa thấy ai phân lọai giao dịch liên ngân hàng như vậy cả. Bất kỳ kỳ hạn nào thì cũng giống nhau và phục vụ công tác quản lý thanh khỏan, tài sản nợ có của ngân hàng và tối đa hóa lợi nhuận của ngân hàng.

Nghiệp vụ liên NH giúp cho các NH thừa vốn giải tỏa vốn nhanh, kiếm được lợi nhuận để bù đắp trả lãi tiền gửi, mặt khác NH thiếu vốn có đủ lượng vốn cần thiết để tiếp tục hoạt động tín dụng và thanh toán chi trả kịp thời theo yêu cầu khách hàng. Những lúc cần thiết, đặc biệt là dịp cuối năm, nhờ liên NH các NH có thể hỗ trợ thanh khoản lẫn nhau, giảm áp lực tăng lãi suất huy động để thu hút vốn tức thời.
Do tính chất, tiền vay từ liên NH là nguồn không ổn định, rất dễ biến động. Vì vậy, trên thế giới các NH thường chỉ huy động liên NH để giải quyết vấn đề thanh khoản với kỳ hạn qua đêm (over night - O/N). Hoạt động liên NH Việt Nam trước đây rất hạn chế do tính cạnh tranh trong hoạt động NH chưa gay gắt, nguồn vốn huy động chủ yếu chỉ dùng để hoạt động tín dụng nên phần lớn các NH có dự trữ vượt mức, ít phải đi vay từ NH khác, hệ thống thanh toán cũng chưa đảm bảo việc xử lý các khoản vốn trong ngày.
Hổng dám đâu, các nh trên thế giới cũng vay tá lả các kỳ hạn ...

Tuy nhiên, sau năm 2000 đến nay, cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin, NH đã mở ra nhiều hoạt động kinh doanh, đầu tư, thậm chí cả đầu cơ nên nhu cầu vốn luôn rất lớn, nhất là một số NHTM cổ phần năng lực huy động vốn có hạn nhưng lại muốn tăng quy mô hoạt động, kiếm lợi nhuận thật nhanh nên đã dựa quá nhiều vào vốn vay liên NH để mở rộng tín dụng và ỷ lại nguồn vốn này trong các trường hợp đảm bảo thanh toán. Năm 2007, có 10 NH từ 20% đến trên 80% dư nợ cho vay là sử dụng vốn từ liên NH. Đây là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng diễn biến phức tạp trên thị trường tiền tệ đầu năm 2008.

Từ hỗ trợ thanh khoản thành thị trường kiếm lời Ngân hàng lập ra để kinh doanh, vậy nếu nó là thị trường kiếm lời thì sai chỗ nào ?????
Tại một cuộc họp của Hiệp hội Ngân hàng (VNBA) vừa qua, khi lãnh đạo VNBA đưa ra khuyến nghị các NH chỉ nên sử dụng vốn liên NH để đảm bảo thanh toán thì ý kiến nhiều lãnh đạo NH coi vốn vay từ LNH là một nguồn sử dụng cho hoạt động tín dụng. Điều này về lý thuyết không sai, nhưng điều đáng nói là TTLNH ở Việt Nam trong thời gian qua có rất nhiều vấn đề tiềm ẩn, ngay cả cơ quan quản lý cũng chưa nhận diện hết
được. Không có căn cứ để chứng minh, nhưng có những thông tin lan truyền trong giới về “ngóc ngách” của LNH đại loại như: NH này vì lý do nào đó không cho vay một khách hàng được thì chuyển tiền (dưới hình thức tiền gửi) tại NH khác để NH này cho vay hộ; Chuyển vốn cho vay khách hàng của nhau với mục đích đảo nợ không để phải phân vào nhóm nợ xấu và trích lập dự phòng rủi ro; Chuyển vốn cho nhau để “lách” các quy định của NHNN về các tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của TCTD… Một số chuyên gia về thanh tra NH cũng thừa nhận là rất khó kiểm tra được nhiều khoản tiền gửi, tiền vay “lòng vòng” giữa các NH nhằm mục đích gì.
Bên cạnh đó hiện tượng “ép giá” khi vốn trên thị trường khan hiếm cũng tương đối phổ biến. Tháng 2 vừa qua, có những khoản cho vay trên LNH có lãi suất lên mức 40%/năm (gấp 4,5 lần lãi suất các NH vay từ tổ chức khác và dân cư). Một phần chi phí trả lãi đó NH chuyển sang khách hàng qua lãi suất cho vay. Lợi nhuận lớn từ LNH đã khiến một số NH mặc dù thừa vốn nhưng cũng không muốn mở rộng cho vay nền kinh tế mà dùng để cho vay các NH khác. Thu nhập của một số NH trong 3 tháng đầu năm 2008 chủ yếu là thu lãi cho vay liên NH.
Rủi ro rất lớnCác NH thường vay mượn lẫn nhau dưới 2 hình thức: Nhận tiền gửi của các TCTD khác và vay các TCTD khác (cùng trong tài khoản 41). Tuy nhiên để tránh phải làm những thủ tục chặt chẽ của một hợp đồng vay vốn, các NH thường dùng hình thức tiền gửi. Tuy nhanh gọn, nhưng hình thức này chứa đựng nhiều rủi ro, đặc biệt trong những thời điểm trong hệ thống có dấu hiệu mất khả năng thanh khoản. Tháng 2 vừa rồi đã có tình trạng NH A không đòi được NH B, vì B không đòi được NH C, C không trả được nợ vì người vay của C là NH D đang thiếu vốn khả dụng để đáp ứng lập tức nhu cầu thanh toán của khách hàng… cứ thế phạt lẫn nhau lãi suất 40%/năm, cùng lôi nhau vào “vòng xoáy” đua tăng lãi suất gây những hậu quả nặng nề đến nay chưa khắc phục xong. Hiện tượng này đã có một lãnh đạo NHTM nhận xét là “cắn đuôi nhau mà chết”. Bản chất hiện tượng này là do công tác quản lý thanh khỏan của các ngân hàng kém và dựa vào nguồn liên ngân hàng quá nhiều.

Hiệp hội ngân hàng khuyến nghị các NH chỉ nên sử dụng vốn liên NH để đảm bảo thanh toán. Đến đầu tháng 4 này, tuy nguồn vốn khả dụng của cả hệ thống đã tăng lên nhiều, nhưng một số NH vẫn chưa cân đối vững chắc được nguồn-sử dụng vốn của mình. Vì vậy, lãi suất liên NH trong tuần qua (31/3-4/4) vẫn tương đối nóng. Có những khoản phải vay VND lãi suất lên đến 17%/năm. Lãi suất vay USD (O/N) cao nhất đến 6,4%/năm. Hiện đã hình thành khá rõ các nhóm cho vay trên liên NH. NH lớn chủ yếu chỉ cho vay các NH lớn, các NH nhỏ phải tìm nguồn vay của nhau. Nếu NH nhỏ nào mà quá cần vốn thì phải chịu mức lãi suất rất cao mới vay được từ các NH lớn.

Chưa được quản lý chặt chẽ
Liên NH có vai trò đặc biệt quan trọng trong thị trường tiền tệ vì khối lượng vốn chuyển giao lớn, thời gian luân chuyển vốn rất nhanh trong ngày (ở Mỹ thị trường này hoạt động 24/24 h trong ngày). Cái này hổng có à nhà. Thị trường Mỹ cũng họat động theo giờ làm việc, chẳng qua là đồng USD Mỹ có thể giao dịch 24/24 thông qua các trung tâm tiền tệ khác như Sing và Ldn mà thôi. Còn thanh toán thực sự (Clearing hour) cũng chỉ qua giờ NY mà thôi.

Có thể nói thị trường liên NH là một trong những tấm gương phản chiếu thực trạng hoạt động NH rõ ràng nhất. Nhìn vào đối tượng tham gia giao dịch, khối lượng, kỳ hạn các khoản vay và đặc biệt lãi suất của liên NH có thể đưa ra nhận định khá chính xác về tình hình cung cầu vốn, khả năng thanh khoản, tỷ lệ đảm bảo an toàn của các NH và có thể dự báo được diễn biến vốn của hệ thống trong ngắn hạn (từ 1 tháng đến 6 tháng). Vì vậy, thông tin về liên NH là căn cứ tham khảo phục vụ cho quá trình quản trị thanh khoản và quản trị lãi suất của các NHTM và điều hành chính sách tiền tệ của NHNN.
Mặc dù quan trọng như vậy nhưng hiện nay, việc quản lý và theo dõi diễn biến liên NH chưa được quan tâm, quản lý đúng mức. Các NH tự vay mượn lẫn nhau không qua một đầu mối nào. Lãi suất liên NH vì vậy cũng diễn biến rất bất thường. Trong những thời điểm nhạy cảm, lãi suất bị đẩy lên quá cao tác động tiêu cực đến tâm lý thị trường.
Lại quan điểm gom vào quản lý. Nếu muốn quản lý thì SBV phải đứng ra làm người cho vay cuối cùng từ đó điều hòa mức ls chung của thị trường. Chứ thông qua đầu mối thì coi như "tèo" thị trường liên ngân hàng.

Mặc dù trong chế độ thông tin thống kê của NHNN, biểu báo cáo về hoạt động thị trường liên NH phải chuyển về NHNN hàng ngày nhưng nhiều TCTD không thực hiện nghiêm túc và NHNN cũng chưa có biện pháp kiểm tra, đôn đốc chặt chẽ việc thực hiện báo cáo. Vì vậy, đã có những thời điểm có dấu hiệu căng thẳng về vốn, thông tin về liên NH không có kịp thời để các NHTM cũng như các đơn vị chức năng của NHNN phối hợp với nhau trong việc xác định nhu cầu vốn khả dụng của toàn hệ thống để đảm bảo an toàn thanh toán chung.
Thời gian tới, dù có nhạy cảm, nhưng những thông tin về thị trường liên NH và thông tin về thị trường mở rất cần được công bố trên một kênh thông tin nội ngành để các TCTD và các bộ phận chức năng của NHNN có thể truy cập nắm tình hình cung cầu vốn khả dụng để có các quyết định quản lý và kinh doanh chính xác, kịp thời.
Trịnh Ngọc Lan

Không có nhận xét nào: